A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Cơ sở lý luận.
Theo công văn số: 3790/BGDĐT – GDTrH về việc tổ chức cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhằm thực hiện chủ trương đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; gắn liền giáo dục trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống; góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trung học.
Mục đích của cuộc thi là khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống, đẩy mạnh thực hiện theo phương châm “Học đi đôi với hành” của học sinh.
Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả kiến thức tự nhiên và kiến thức xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học có như vậy thì các em mới thực sự làm chủ được kiến thức.
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn là giáo dục rèn kỹ năng cho học sinh phát triển những năng lực cần thiết nhằm giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Từ đó góp phần nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Đồng thời nắm được mối quan hệ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội về kiến thức liên môn yêu thích hứng thú với môn học.
Qua cuộc thi này tôi đã tập dượt cho học sinh vận dụng các kiến thức kỹ năng học được cho quá trình học tập tiếp theo, vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các tình huống thách thức, bất ngờ trong cuộc sống. Điều này có ích cho cuộc sống sau này làm công dân có năng lực sống tự lập, khả năng tư duy sâu và đánh giá khái quát vấn đề. Đồng thời góp phần tích cực vào việc xây dựng một đất nước phồn vinh tiến bộ.
2. Cơ sở thực tiễn.
Là một giáo viên dạy môn Ngữ văn, thời gian công tác là 23 năm và đã mấy năm hướng dẫn học sinh làm bài thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học”.
Năm học 2015- 2016 tôi đã được Phòng Giáo dục cử làm Chuyên đề để hướng dẫn giáo viên và học sinh làm bài thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”. Và sau đó tôi lại được Ban giám hiệu nhà trường phân công hướng dẫn học sinh làm bài thi liên môn. Tôi đã mạnh dạn đưa vào các tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp và tiết Hoạt động ngoại khóa các vấn đề địa phương cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học” tôi đã khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; nhằm tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập, thúc đẩy sự tham gia của gia đình cộng đồng vào công tác giáo dục.
Trải qua thực tế làm Chuyên đề hướng dẫn giáo viên và học sinh trong toàn huyện làm bài thi liên môn nói chung và mấy năm hướng dẫn học sinh tham gia làm bài thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học” tại trường, tôi quyết định viết sáng kiến kinh nghiệm “ Một vài Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh làm bài thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”, đề xuất một vài kinh nghiệm bản thân mà tôi nhận thấy đã thu được kết quả khá cao, muốn tiếp thu bày tỏ và chia sẻ với đồng nghiệp tham khảo và tiếp tục góp ý góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc thi cho những năm học sau.
I. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Việc hướng dẫn học sinh “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học” đã được tôi tiến hành thực hiện từ năm học 2014- 2015 nhưng do điều kiện học sinh ở vùng nông thôn, đặc biệt là ở xã nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy, xã có nhiều nghề phụ học sinh chưa chú tâm vào việc học, gia đình chưa quan tâm đến việc học của con. Các em chưa tích cực tham gia cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học” do nhà trường phát động. Nhưng bằng những kinh nghiệm và tâm huyết của nghề nghiệp tôi đã khơi dậy ở các em những vấn đề thực tiễn của cuộc sống, giúp các em đưa những kiến thức đã học trong sách vở vào để giải quyết tình huống mà các em đặt ra. Bước đầu tôi thấy các em thích thú, tìm tòi, học hỏi và năm học vừa rồi các em đã tham gia một cách tự nguyện. Do đó, năm học này tôi quyết định viết sáng kiến kinh nghiệm
“Một vài Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh làm bài thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG:
Qua thực tế hướng dẫn học sinh làm bài thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học” tôi thấy vẫn còn nhiều bất cập và chứa đựng một số hạn chế nhất định:
1. VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ:
Hiện nay cả trường không có phòng học chức năng để học các môn như: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ,.. và các đồ dùng thí nghiệm đã cũ, hỏng.
2. ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Ban giám hiệu đã quan tâm tạo điều kiện cho học sinh tham dự các cuộc thi như: thi viết thư UPU, Văn minh thanh lịch, Em yêu lịch sử, Khoa học trẻ, cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học”. Cử giáo viên đang trực tiếp dạy trên lớp hướng dẫn các em làm bài thi nhưng các em tham gia còn hạn chế về số lượng, nhiều em còn làm chống đối (nếu đánh vào thi đua của các lớp). Các em chưa thực sự nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống hằng ngày mà đặc biệt là các vấn đề ở địa phương, ở lớp ở trường học,…
Các em còn hạn chế được đi tham quan thực tế các vấn đề địa phương để phục vụ cho các môn học như: môn Sinh học, Hóa học, Vật lí, Giáo dục công dân, Tài liệu Văn minh thanh lich,…
Phần lớn các gia đình học sinh là có nghề phụ, có quan điểm không học được ở nhà làm nghề cùng bố mẹ kiếm tiền nên không quan tâm đến việc học của con em mình. Vì vậy, các em còn hạn chế tham gia các cuộc thi do nhà trường và ngành Giáo dục phát động. Chính vì vậy, việc tham gia các cuộc thi do nhà trường phát động chưa thực sự hiệu quả và chưa đạt được yêu cầu của giáo viên.
3. SỐ LIỆU ĐIỀU TRA:
Qua thực tế hướng dẫn học sinh làm bài thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học” và điều tra, trao đổi với một số giáo viên ở các trường khác tôi thấy một thực tế đáng buồn ở nhiều trường phổ thông, đó là học sinh chỉ biết học những gì cô giáo giảng trên lớp từ trong sách vở rồi nghiền thuộc lòng như cỗ máy. Khi thầy cô hướng dẫn đem những kiến thức đã học ở sách vở tức là “Học đi đôi với hành” để giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống thì học sinh lúng túng không biết làm và sợ không dám tham gia. Nếu không có sự hỗ trợ, động viên của thầy cô thì hầu như các em không mặn mà nắm trong việc tham gia cuộc thi. Chính vì vậy, tôi đã làm một bảng số liệu điều tra trước khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này bằng cách cho học sinh trả lời câu hỏi:
STT |
Nội dung |
Đúng
( % ) |
Sai
( % ) |
1 |
Tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu |
35 |
65 |
2 |
Tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp. |
20 |
80 |
3 |
Nhằm thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiến đời sống. |
30 |
70 |
4 |
Hiểu biết được nhiều kiến thức mới |
20 |
80 |
Như vậy với bảng số liệu điều tra trên ta thấy đa số học sinh chưa hiểu được hết phương châm “Học đi đôi với hành”, bản chất và mục đích của cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học”.
II. NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Trong quá trình hướng dẫn học sinh làm bài thi, đã mang lại cho các em nhiều kiến thức thực tiễn đã được giải quyết bằng những lý thuyết đã học trong sách vở. Tuy nhiên, nếu giáo viên không định hướng giúp học sinh tìm hiểu các vấn đề, tình huống diễn ra trong cuộc sống hằng ngày thì chắc chắn kiến thức các em được thầy cô trau dồi qua sách vở cũng chỉ biết học rồi để đó mà thôi. Vì không được thực nghiệm thì không hiểu sâu được vấn đề các em sẽ không phát huy được hết năng lực học và sáng tạo của mình.
Trong quá trình giáo dục, học sinh là nhân tố trung tâm, người giáo viên phải đóng vai trò khơi gợi, dẫn dắt học sinh tiếp cận với tri thức. Muốn làm được điều này, quá trình tiếp xúc, tương tác giữa thầy và trò là không thể thiếu.
Quá trình này không chỉ giúp học sinh dễ dàng tiếp cận với kiến thức mà còn giúp học sinh cảm nhận được tình cảm, sự khích lệ, động viên của thầy cô. Cũng thông qua quá trình tương tác này, sự uốn nắn của giáo viên đối với học sinh từ những hành động nhỏ nhất như: Tư thế ngồi, cách viết, cách đọc, cách tìm hiểu các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống quanh ta,…sẽ được thực hiện. Với vai trò quan trọng này của người giáo viên là khơi gợi, định hướng cho học sinh là không thể thay thế được. Việc đưa cuộc thi, đã góp phần
“củng cố” kiến thức cho học sinh lên rất nhiều.
Nhưng thực tế, học sinh ở các vùng nông thôn do điều kiện kinh tế còn khó khăn, có những tiết dạy giáo viên phải đưa học sinh đi tìm hiểu thực tế các vấn đề địa phương nhưng các em không được đi. Tất cả các em chỉ được nghe thầy cô giảng và được đọc trong sách vở.
Thời gian lẽ ra phải giành để học sinh được đi thực tế, suy nghĩ, tư duy, thảo luận nhóm thì chủ yếu chỉ để sử dụng cho việc nghe và quan sát. Kết quả là, kiến thức của các em không được khắc sâu và mở rộng.
Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao, cần có sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt, phù hợp, căn cứ trên điều kiện thực tế của từng đơn vị trường học như: Năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, khả năng sử dụng phương tiện dạy học hiện đại của giáo viên, đặc thù từng môn học.
Để hướng dẫn học sinh làm bài thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học” thật tốt và có hiệu quả, cá nhân tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp đã và đang tiến hành tại trường. Đặc biệt là đối với đối tượng học sinh khối 8 và 9 tôi nhận thấy là tương đối phù hợp cụ thể là:
- Cần đẩy mạnh hơn nữa việc dạy học theo phương châm “Học đi đôi với
hành”.
- Giáo viên cần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo dục.
- Không quá lạm dụng vào việc sử dụng CNTT đưa vào những hình ảnh mà giáo viên chụp hoặc quay Video các vấn để thực tiễn ở địa phương để đưa vào bài dạy, sẽ dễ phạm vào việc trình chiếu, không đảm bảo tính quy phạm, tính hệ thống và khoa học trong dạy học mà cần cho học sinh đi tìm hiểu thực tế các vấn đề địa phương.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài thi phải định hướng cho các em theo những nội dung của cuộc thi, học sinh phát hiện vấn đề và đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.
- Tình huống đặt ra là tình huống thực tiễn; gần gũi, thiết thực; có thể giải quyết được bằng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của học sinh.
- Định hướng làm bài thi cho học sinh phải phù hợp với đặc thù, đặc trưng kiến thức của từng bài, của môn học, mà đòi hỏi ta phải biết lựa chọn, cân nhắc để thiết kế sao cho phù hợp, vẫn đảm bảo được tính quy phạm, tính khoa học và phát huy, kích thích được hứng thú học tập, hứng thú làm bài thi của các em.
- Kết hợp với các thầy cô giáo bộ môn đang trực tiếp giảng dạy các em, để các thầy cô giúp đỡ, tư vấn những vấn đề khi làm bài thi các em còn gặp khó khăn. Bởi đây là bài thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” các em cần tích hợp nhiều môn học khác nhau để giải quyết một vấn đề hay một tình huống đặt ra.
Năm học 2015 – 2016 tôi đã thực hiện thành công
“Chuyên đề” hướng dẫn làm bài thi liên môn mà Phòng giáo dục giao cho, tôi còn chủ động gặp gỡ và trao đổi với cô giáo Nguyễn Thị Hiền – Phó hiệu trưởng và cô Nguyễn Thị Dung – Phó hiệu trưởng (hai cô giáo giỏi về chuyên môn và tâm huyết với nghề), cô giáo Hiền và Dung tham gia trong tổ bộ môn của Phòng giáo dục, cô Hiền phụ trách môn Sinh học, cô Dung phụ trách môn Giáo dục công dân, tôi đã cùng hai cô giúp đỡ các em trong toàn huyện có nguyên vọng tham gia viết bài dự thi liên môn.
Với trường tôi, tôi đã có kế hoạch kết hợp với Ban giám hiệu nhà trường phát động cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học” và tôi lên kế hoạch xin phép nhà trường ngày từ đầu tháng 9 vào tiết 5 thứ 4 hằng tuần có tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp tôi đến các lớp phát động cuộc thi và hướng dẫn các em làm bài thi.
Tôi đưa ra cấu trúc bài viết dự thi Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học như sau:
1. Mục đích của Cuộc thi:
- Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh.
- Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "Học đi đôi với hành".
- Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo dục.
2. Nội dung của cuộc thi:
Học sinh phát hiện vấn đề và đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn về một trong các chủ đề sau:
Hiểu biết về pháp luật, an toàn giao thông; phòng chống tham nhũng; bảo vệ chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; bảo vệ môi trường; bảo tồn thiên nhiên, tài nguyên và môi trường biển, đảo; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
3. Đối tượng dự thi: Học sinh trung học cơ sở.
4. Sản phẩm dự thi:
Sản phẩm dự thi là một bài viết của 01 thí sinh hoặc nhóm (không quá 02 thí sinh) chưa được công bố (không được sao chép bài thi đã thực hiện ở hai năm trước, cả cấp cơ sở, cấp tỉnh và quốc gia, kể cả trên mạng internet), bài viết
dài không quá 3000 từ, dung lượng không quá 10MB (khuyến khích có hình ảnh minh họa phù hợp).
Cấu trúc của bài viết dự thi được mô tả ở Phụ lục I đính kèm.
5. Tiêu chí chấm thi:
a)
Mục tiêu: Tình huống đặt ra phải là tình huống thực tiễn; gần gũi, thiết thực; có thể giải quyết được bằng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của học sinh.
b)
Nội dung: Xác định rõ vấn đề, mục tiêu cần giải quyết; nêu bật được ý nghĩa và tác dụng của việc giải quyết tình huống; nêu được các phương án với cách thức khác nhau trong việc giải quyết tình huống, ưu tiên những giải pháp và cách thức độc đáo, giàu tính sáng tạo và khả thi.
c)
Thang điểm:
Nội dung |
Tiêu chí |
Điểm |
1.
Vấn đề nghiên cứu |
Mô tả tình huống thể hiện rõ sự đòi hỏi của thực tiễn/vấn đề cần giải quyết |
10 |
Lí giải về sự cấp thiết của thực tiễn/vấn đề cần giải quyết |
5 |
Xác định các tiêu chí cho giải pháp đề xuất phù hợp với kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của học sinh |
5 |
2.Thiết kế và phương pháp |
Mô tả sự tìm tòi các giải pháp khác nhau để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn/giải quyết vấn đề |
10 |
Xác định giải pháp nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn/giải quyết vấn đề |
10 |
Mô tả kế hoạch và các phương pháp thực hiện giải pháp
|
10 |
3.Thực hiện: Xây dựng và kiểm tra |
Thu thập và phân tích dữ liệu một cách hệ thống |
10 |
Áp dụng các phương pháp toán học và thống kê phù hợp |
10 |
Dữ liệu thu thập đủ hỗ trợ cho giải thích và các kết luận |
10 |
4.
Trình bày |
Các minh chứng khoa học được bố trí lôgic |
10 |
Các đồ thị, hình vẽ, tranh ảnh được chú thích rõ ràng |
5 |
Cách trình bày thể hiện tư duy chặt chẽ, giàu sức thuyết phục |
5 |
Tổng cộng |
100 |
Sau đó tôi hướng dẫn cách viết theo gợi ý như sau:
I. Tên tình huống:
- Nêu tên vấn đề thực tiễn cần phải giải quyết.
II. Mục tiêu giải quyết tình huống:
- Nêu cái đích cần hướng tới của vấn đề cần giải quyết. Giải quyết vấn đề đặt ra nhằm mang lại điều gì cho con người, cho xã hội, trong phạm vi, lĩnh vực giới hạn nào của cuộc sống. Nêu bật được vai trò, ý nghĩa của việc giải quyết tình huống đặt ra.
III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
- Đánh giá thực trạng vấn đề cần giải quyết tại địa phương hoặc trong lĩnh vực nào đó cần phải giải quyết, nêu các bất cập, mâu thuẫn cấp bách đòi hỏi phải giải quyết hoặc nêu hứng thú, tò mò, thôi thúc về sự tìm hiểu lĩnh vực nào đó cần giải quyết.
Vấn đề thực tiễn cần giải quyết có liên quan đến kiến thức, kỹ năng cụ thể thuộc các môn học nào. Nêu quá trình vận dụng các kiến thức, kỹ năng của các môn học vào quá trình nghiên cứu để tìm ra các phương án, cách thức, giải pháp để giải quyết vấn đề đặt ra.
IV. Giải pháp giải quyết tình huống:
- Phân tích các nguyên nhân gây ra những khó khăn, bất cập về vấn đề cần giải quyết đã được nêu ở trên. Vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học của các môn học có liên quan đề xuất các phương án với các cách thức khác nhau để giải quyết tình huống đặt ra. Có thể trình bày quá trình phân tích, lập luận lựa chọn phương án, cách thức sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội hoặc điều kiện thực tiễn của địa phương để giải quyết vấn đề đã nêu. Nêu các biện pháp đã sử dụng để giải quyết tình huống đặt ra. Phân tích tác dụng, vai trò tích cực, đánh giá lợi ích của từng giải pháp và lợi ích chung do các giải pháp mang lại, chứng minh việc đạt được mục tiêu đã đặt ra.
V. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
- Mô tả quá trình thực hiện, các tư liệu được sử dụng, các thiết bị sử dụng.
VI. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
- Mô tả ý nghĩa, vai trò của việc giải quyết tình huống được lựa chọn đối với thực tiễn học tập và thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội.